Đọc truyện ma- Ma câm - Ma khóc dưới Hồ Tiên Đôn Full - Truyện Ma - thichdoctruyen.yn.lt
Polly po-cket

Đọc truyện ma- Ma câm - Ma khóc dưới Hồ Tiên Đôn Full (xem 4502)

Đọc truyện ma- Ma câm - Ma khóc dưới Hồ Tiên Đôn Full

vật. Ở cái nơi núi thì cao, Hoàng đế thì ở xa này, gặp đâu ăn đó, cái trò đào vàng quật mả đều không thể công khai, mặc dù chẳng hay ho gì, nhưng trước mặt người dân địa phương thì cũng không cần giấu giếm.

Nhị lão đạo giơ ngón tay cái lên nói với tôi và Sách Ni Nhi: “Lão huynh đệ, đại cô nương! Lão đạo tôi đều nói thật hết với cô cậu rồi tuyệt đối không để cô cậu phải thiệt, nếu dẫn đường cho tôi tới được Lão Câu, sự việc thành công thì cô cậu cứ việc ra giá, một lời chấp thuận luôn, hai bên đều thoải mái. Được chứ?”

Sách Ni Nhi vốn là một cô gái có chủ kiến, nghe Nhị lão đạo hứa sẽ trả cho một khoản lớn, cô ngẫm nghĩ một lúc rồi nhận lời. Giờ vừa mới hết mùa mưa, lúc này đi vào cái nơi ăn thịt người không thèm nhả xương đó thì chín phần chết chắc, thế nên cần chuẩn bị kỹ càng trước khi đi. Cô giao cho Nhị lão đạo và Trương Cự Oa chuẩn bị lương thực và ngải cứu, ngày 16 tháng 7 âm lịch gặp nhau tại khúc cong thứ ba của sông Nuomin.

Sách Ni Nhi đợi hai người kia đi khuất liền dặn tôi không được nói chuyện này với Thổ địa gia. Mỏ vàng giờ đây ngày càng khó tìm, cô muốn kiếm thêm ít tiền để sau này ông nội cô không phải đi đào vàng nữa. Tôi nói: “Những việc khác thì anh không lo. Có điều anh thấy Nhị lão đạo cũng chỉ là dân nửa vời, cùng lắm thì đào được mấy cái mộ cũ kiếm được chút tiền. Ông ta mà tìm được mộ cổ mới lạ. Vùng Lão Câu đến thú giữ còn khó vào làm gì có mộ cổ đời nào cơ chứ. Anh cũng chưa nghe thấy ai nói trong Lão Câu có mộ cổ bao giờ, chỉ nghe nói trong đó có ma đất ăn thịt người thôi.”

5

Chuyện trong Lão Câu có ma đất ăn thịt người cũng là do dân đào vàng truyền nhau, có mới mới biết thực hư thế nào. Đi Lão Câu chắc phải mất sáu ngày cả đi lẫn về, chúng tôi sẽ phải đối mặt với rất nhiều mối nguy hiểm, đầu tiên đó là sự thay đổi thất thường của thời tiết, nếu đi vào mùa mưa mà không biết địa hình thì đúng là tự tìm đường chết. Thực ra các mùa khác cũng chẳng khá hơn gì, mùa đông dễ lạc đường vì tứ bề tuyết phủ, dễ gặp phải bầy sói, mùa thu và mùa xuân nước trong đầm đóng băng không chắc, không biết được chỗ nào có thể đi qua.

16 âm lịch, tôi và Sách Ni Nhi mang theo khẩu súng săn một nòng, đến bờ sông gặp hai thầy trò nhà Nhị lão đạo, họ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng, Trương Cự Oa còn vác trên lưng một chiếc nồi sắt rất to.

Nhị lão đạo hỏi chúng tôi: “Cô cậu không đem theo vài con chó à? Lỡ gặp thú dữ thì sao?”

Sách Ni Nhi nói: “Mùa này trong đầm trạch không có thú dữ, chỉ có chim và rắn thôi, đem theo súng săn phòng thân là được rồi. Mà hai người mang theo chiếc nồi sắt to thế kia làm gì? Không nặng à?”

Nhị lão đạo nói: “Lần này đi cũng phải mất đến mấy ngày, vùng đó lại không có dân sinh, trong đầm cỏ vừa lạnh vừa ẩm, tôi nghĩ mang nồi đi nấu món gì đó nóng nóng ăn nên mới bảo đồ đệ mang theo cái nồi này. Không sao, cậu ta không thấy nặng đâu, thanh niên đang sung sức mà.”

Tôi nói: “Đạo trưởng, đồ đệ của ông không thấy nặng, vấn đề là chúng ta đi vào vùng đầm lầy, cậu ta to cao thế kia vốn đã nặng rồi, giờ vác thêm bao nhiêu đồ, ông định để cậu ta rơi vào hố sình à? Chúng tôi phải nói trước với ông, cậu ta to cao như vậy, nếu sa chân vào hố sình chúng tôi không kéo nổi cậu ta lên đâu.”

Nhị lão đạo nói: “Ờ nhỉ! Lão huynh đệ nói chí phải, thế mà tôi không nghĩ ra. Không mang nồi sắt nữa, hành lý càng nhẹ càng tốt.”

Sách Ni Nhi nói: “Muốn đun nước thì đã có nồi quân dụng, ngoài những đồ vật thiết yếu ra thì cố gắng mang thêm ngải cứu.”

Chúng tôi đều biết Sách Ni Nhi rât thông thạo vùng thảo nguyên hoang vu và rừng sâu núi thẳm, cô ấy nói mang theo vật gì tất có lý do của nó. Chúng tôi sửa soạn lại hành trang, cái nào cần mang thì mang, cái nào không cần thiết thì bỏ lại, bốn người lên đường, thẳng tiến đến hướng nam vùng đồng cỏ mênh mông ngút ngàn tới tận chân trời. Thực vật chủ yếu của vùng này là cây chịu lạnh tốt như họ nhà cói, chúng mọc thành từng cụm nối nhau, phía bên dưới chính là những hố sình, cả nhóm bước thấp bước cao, tưởng chừng như không bao giờ đi tới được điểm dừng. Mùa thu ở đây đến sớm, chớm thu cây cỏ đã úa vàng, phóng tầm mắt nhìn ra xa, xung quanh chỉ thấy một màu vàng xanh xen lẫn, một biển cỏ trải dài, trước không thấy núi, sau không thấy rừng, không có đường đi, chỉ có một vùng đầm lầy nước đọng, bốc lên mùi hôi thối của cây cỏ bị phân hủy, mỗi bước đi đều phải dùng gậy thăm dò trước, chỉ cần một chút sơ ý sẽ bị chôn thây lại nơi đây.

Mây mù trên bầu trời thay đổi liên hồi, trong một ngày thời tiết biến đổi bảy tám lần là chuyện bình thường, có lúc sương mù dày đặc, giăng mắc một màu trắng đục, không phân biệt được đông tây nam bắc, có lúc trời nắng như đổ lửa, muốn trốn cũng không có chỗ trốn, rồi mây đen lại đột nhieên kéo đến bay là là trên đầu, có lúc mưa đổ như trút nước, sấm rung chớp giật, khi thì mưa đá rơi tối tăm mặt mũi, khi lại mưa phùn nhẹ bay hoặc mưa quấn gió lạnh đổ từng cơn lúc khoan lúc nhặt. Chỉ mưa một lúc là nước đã dâng lên, khắp nơi lênh láng màu trắng xóa, kỵ nhất là phải lội bì bõm trong nước, những lúc như vậy cần tìm nơi cao một chút, đứng chờ nước rút rồi mới đi tiếp được. Cứ như vậy, lúc mưa lúc nắng, lúc nóng, lúc lạnh, bữa đói bữa no, bước thấp bước cao, cả hội trải qua không biết bao nhiêu gian nan, vất vả.

Nhị lão đạo vì muốn phát tài, nên lão không màng tới những nỗi vất vả đó, suốt dọc đường chỉ trời nói đất, bốc phét với chúng tôi về những kinh nghiệm của lão trong quá khứ, còn hứa với Trương Cự Oa: “Đợi chuyến này kiếm được món lớn, thầy sẽ xây nhà lấy vợ cho con”. Trương Cự Oa cảm ơn ân đức của thầy, thấy Nhị lão đạo mệt không đi nổi liền cõng lão lên đi tiếp, bước thấp bước cao lội bì bõm, mặc dù to khỏe nhưng cậu ta vẫn mệt thở phì phò.

Ngày đầu tiên qua đi, mặt trời đã xế về Tây, nhiệt độ trên đồng cỏ giảm xuống, gió cũng ngừng thổi, một vùng hoang dã ngút ngàn chân mây. Nhị lão đạo nói nếu mà được như thế này mãi thì đi mấy ngày mấy đêm trong đồng cỏ cũng được. Còn chưa nói hết câu thì từng đụn mây đen trong đám bụi rậm không ngừng đùn lên, Trương Cự Oa hét lên kinh hãi: “Đạo trưởng, cái gì thế kia?”. Nhị lão đạo nói: “Ối mẹ ơi, yêu khí ngút trời!”

6

Người đông bắc có thói quen gọi người nhỏ tuổi lão, như vậy mới thân thiết, ví dụ gọi người nhỏ nhất trong nhà là lão út. Nhị lão đạo gọi tôi là lão huynh đệ, gọi Trương Cự Oa là lão đồ đệ, nhìn thấy từng đụn mây đen đùn lên từ trong những bụi cỏ, ông ta liền hô to: “Lão đồ dệ, mau lấy thanh kiếm chém yêu của thầy ra đây!”

Trương Cự Oa đần mặt hỏi: “Con chưa thấy bao giờ, nó là cái gì hả thầy?”

Nhị lão đạo tức điên lên: “Cái đồ bị thịt, lên giường biết ôm đúng vợ, xuống đất biết xỏ đúng dép, thế mà không biết thanh kiếm chém yêu gia truyền của thầy mình, cái roi gỗ đào ta vẫn gác trên xà cửa ấy, rõ chửa…”

Sách Ni Nhi nói: “Q

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Hợp đồng… sinh… baby

Bất hạnh do chiếc que thử thai không đúng sự thật

Trọng sinh tiểu địa chủ – Phần 2

Không Phải Là Cổ Tích

Truyện Chuyện tình New York