Chẳng những Tấn đã mất tích mà cả mẹ chàng cũng biến luôn. Nhung đã dò hỏi hàng xóm chung quanh, nhưng cũng chẳng ai rõ hai người này đi đâu. Như vậy có nghĩa là cả hai mẹ con Tấn cùng biến mất. Đồng nghiệp của Tấn trong trường, ai nấy cũng đều lo lắng, nhất là Nhung. Sự việc này làm cho Nhung muốn điên lên vì chính nàng đã nói với chàng đừng tới trường mà hãy đi kiếm ông gìa xa lạ đó nữa đi. Nàng có cảm giác lần này chính nàng đã làm nên sự việc không hay, vì những lời nói Nhung thốt ra trong lúc bực tức ngày hôm đó. Tới ngày thứ tư, Nhung ôm một niềm thất vọng tới nhà Tấn. Nhung không hy vọng gì lắm, nên khi bước chân vô con đường tới nhà Tấn, nàng đi như người mất hồn. Bỗng nhiên Nhung mừng rỡ vì thấy trong nhà Tấn có ánh đèn chiếu ra. Nhưvậy là trong nhà phải có người. Nhung mừng rỡ rảo bước thật nhanh tới nhà chàng. Nàng quên cả gỏ cửa mà đứng ngoài la lớn: – Anh Tấn… anh Tấn… anh có nhà không? Có tiếng mở cửa cọt kẹt và Tấn hiện ra sau cánh cửa. Nhung mừng rỡ tới ngây người. Nhưng sau một lúc định thần, Nhung lên tiếng: – Anh sao vậy? Cách có mấy hôm mà trông Tấn rất tiều tụỵ, sắc mặt như thất thần. Tấn nhìn Nhung một cách lạnh nhạt hỏi: – Thì ra là em à? Chàng chỉ nói như vậy, thật ra Nhung muốn hỏi chàng rất nhiều, nhưng khi thấy Tấn quá thờ ơ, nàng chỉ nói: – Mấy ngày nay anh đi đâu? sao không đi dạy học. Em đã tìm anh nhiều lần, nhưng… Tấn chưa đợi Nhung dứt lời, chàng đã nói ngay: – Em đừng có ờn ào được không. Mẹ anh vừa ngủ, anh không muốn ai làm bà ấy thức dậy đâu. Nhung không ngờ Tấn đối xử với nàng như vậy. Nàng phát giác ra ngay chàng không còn như xưa nữa. Chẳng những Tấn lạnh nhạt mà chàng còn có vê cay đắng với nàng, vì từlúc Nhung tới đây tới giờ, Tấn vẫn để nàng đứng ở ngoài cửa mà nói chuyện. – Anh Tấn… Nhung ấm ức thết lên như nghẹn lời, nàng tiếp: – Chuyện gì đã xẩy ra, anh có biết em lo cho anh lắm không? Thấy Nhung nhưvậy, Tấn có vẻ dịu lại. Nét mặt chàng ôn hoà hơn và nói nho nhỏ: – Mẹ anh mệt lắm, mấy bữa rồi theo anh đi tứ xứ, bà vừa ngủ nên anh không muốn bà bị phá giấc ngủ thôi. Nhung nóng lòng muốn biết chuyện gì xẩy ra nên hỏi tiếp: -Thật ra mấy ngày nay đã xẩy ra chuyện gì, anh làm em lo muốn chết. Hình như Tấn cũng không để ý gì tới sự lo lắng của Nhung, chàng hờ hững nói: – Anh mệt lắm rồi, lại buồn ngủ nữa. Em có chuyện gì ngày mai nói được không? Nhìn thấy Tấn mệt lả nhưvậy, Nhung thấy xót xa trong lòng, dịu giọng: – Nếu vậy anh đi nghỉ đi, ngày mai tới trường anh nói cho em nghe được không? Tấn đột nhiên nói: – Không anh không tới trường đâu. Em xin phép giùm anh nghe. Nhung kinh ngạc tới sững sờ. Nàng nhìn Tấn một cách lạ lùng, thốt lên: – Cái gì… tại sao anh lại không muốn tới trường chớ. Tấn không cần suy nghĩ, nói tiếp: Anh tính xin phép nghỉ dạy độ một tháng. Em cứ bịa ra một lý do gì đó cũng được. Nói với ông hiệu trưởng giùm anh đi. -Tại sao, tự nhiên khơi khơi anh lại nghỉ ngang xương vậy ít nhất anh phải cho em biết lý do chứ. Tấn lắc đầu tỏ ý chán nản, nói: – Anh mệt quá rồi, xin em đừng nói chuyện giông dài nữa. Nhung thấy th.ái độ của Tấn tự nhiên thay đổi tới lạ lùng. Từ hồi nào tới giờ Tấn chẳng bao giờ dùng những lời lẽ như vậy nói chuyện với nàng. Nhung rất bực tức, nhưng nàng nhất định phải tìm ra lý do, nên tiếp tục hỏi: – Thật sự đã xẩy ra chuyện gì, anh đột nhiên mất tích mấy ngày rồi lại tính nghỉ thêm một tháng nữa. Không lý có chuyện gì quan trọng tới như vậy xẩy ra cho anh hay sao. Không lý anh tính đi đâu xa hay sao? Anh không thể nói được cho em nghe hay saol Tấn thở dài, cố bình tĩnh, nói: – Tóm lại, nhất định có nguyên nhân. Em Nhung, em cứ xin phép giùm anh đi. Tất cả mọi chuyện ngày mai anh sẽ nói cho em nghe, được không? Tối ngày hôm sau, Tấn và Nhung rủ nhau ra bờ sông Sàigòn. Nhung thấy người Tấn vẫn còn phờ phạc và mệt mỏi thấy rõ. Nhung nô