
Miếu ông hổ… ngôi miếu ở ngay đường từ ấp một sang ấp ba…tuổi của cái miếu này chắc cũng bằng tuổi ông sơ tôi, cũng hơn một trăm tuổi, nghe mấy ông bà cao tuổi trong xóm kể lại là miếu trước đây tên là miếu cây đa vì ngày xưa trước cửa miếu có cây đa to lắm, trên chẳn ba của cây có một hốc lớn, trên đó có con rắn to …con rắn thường hay vào nhà dân để trộm gà vịt, lúc đầu mọi người không biết, nhưng sau đó phát hiện có nhiều lông gà, lông vịt trên cây rớt xuống nên trèo lên đó xem thử thì phát hiện rất nhiều xương gà vịt ở trên đó, rồi ban đêm có người trong xóm có công việc đi ngang qua, vừa tới cây đa thì họ nghe tiếng loạt xoạt, họ mới đưa cây đuốc lên cao để nhìn thì…trời ơi…một con rắn to đùng, phần đuôi của nó thì bám vào một nhánh cây còn phần đầu thì ngóc lên…nó to bằng bắp đùi người lớn vậy…. rồi mọi người đồn lên là có rắn thần…vài ngày sau khi đi ngang cây đa, một số người ngửi thấy mùi thối thối như có xác con gì trên cây vậy, rồi người dân trong ấp tập hợp lại chỗ cây đa, mấy anh lính lệ leo lên cây thì phát hiện con rắn đã chết, xác đang phân hủy nên mới bốc mùi hôi.Ông lý trưởng nhìn con rắn rồi bảo “cái này mà rắn thần cái gì, rắn thần mà bị chết, đem xác nó vứt xuống sông đi”…ai nghe xong cũng tái xanh mặt mày, nhất là mấy cụ cao tuổi, vì họ biết rằng khinh thần báng thánh ắt gặp tai họa, nhưng lệnh của ông lý cũng khó mà cãi được ,bắt buộc phải làm theo…một thời gian sau, ông lý đi nhậu, khi về ngang miếu, lúc đó cũng say lắm rồi, ông vừa đi ngang thì nghe tiếng sột soạt trên cây đa, rồi tiếng huýt gió nghe lanh lảnh….ông mới đứng lại để nghe cho kỹ, vì ông nổi tiếng là người gan dạ nhất vùng…có tiếng “phì phò…phì phò”…phát ra từ cây đa…tiếng đó như là tiếng thở vậy….ông nhìn lên cây đa thì thấy …cái thân cây giờ đây là một thân rắn rất to, có thể thấy từng cái vảy của nó to như cái tô vậy…nó ngóc đầu lên cao…nguyên con rắn chắc dài hơn vài chục thước… tiếng thở và tiếng huýt gió phát ra từ nó sợ quá…ông lý bỏ chạy về xóm…vài hôm sau thì ông mất… lúc này mấy cụ cao tuổi mới lập đàn ngoài cây đa rồi cúng bái suốt mấy hôm liền, sau đó được một thầy cao tay chỉ dẫn, họ mới mướn thợ về xây một bức tường ngay bên trong miếu , trên bức tường có chạm trổ một ông hổ , hai mắt hướng về cây đa để trấn yểm…mọi chuyện từ đó mới yên bình…. Vào khoảng năm 1960 , khi Mỹ -ngụy tiến hành chiến tranh ởmiền nam, trong một lần bị thả bom , toàn bộ khu vực miếu bị san bằng…cây đa bị sức nổ của bom thổi bay cả gốc, ngôi miếu và những ngôi nhà gần đó tan hoang…nhưng trong đống đổ nát của ngôi miếu, bức tường có hình ông hổ vẫn nằm sừng sững ở đó, không bị gì cả ngoại trừ bị bạc màu…rồi mọi người mới góp cây, lá để xây tạm lại ngôi miếu, rồi từ đó mới quen miệng gọi là miếu ông hổ….vài năm sau, giặc vào xóm, lúc đó chỉ huy là thiếu tá Ngàn, ông ta nghe tiếng về ngôi miếu nhưng không tin lắm, vào một buổi trưa, thiếu tá Ngàn bèn tập trung người dân lại gần miếu rồi định ra oai, ông ta bèn thị uy rằng “không có chuyện ma quỷ, thần thánh trên đời, chỉ có quân đội là lớn mạnh thôi”…rồi móc súng lục ra ngắm vào đầu ông hổ mà bắn…”đoàng…”…tiếng súng vang lên nghe chát chúa…ai cũng xanh mặt, tím mày….nhưng… thiếu tá ngàn bỗng la lên một tiếng rồi lăn đùng ra đất, máu từ thất khiếu trào ra…và điều khiến mọi người khiếp sợ hơn đó là…ở khoảng cách gần như vậy, nhưng trên bức tường không hề có dấu vết của viên đạn in trên đó…đó là truyền thuyết, những câu chuyện tâm linh huyền bí được truyền lại từ bao đời qua về ngôi miếu ông hổ mà tôi được ông bà kể lại…. Lúc tôi khoảng bảy ,tám tuổi thì ngôi miếu được xây lại khang trang hơn, bức tường ông hổ được tu sửa nhìn rất sống động, tuy nhiên… nguyên một con đường vậy nhưng chỉ toàn là vườn đất, không có một ngôi nhà nào, chỉ có mỗi ngôi miếu nằm ở đó , lúc đó ngôi miếu có một ông cụ tên là ông tám ở để lo nhang đèn, quét dọn…chỉ có một lần lúc nhỏ đi ngang qua đường đó, ấn tương của tôi về đoạn đường đó là ….cây cối um tùm nên âm u lắm…dường như có một luồng không khí lạnh nên tôi nhớ lúc đi là buổi trưa, nhưng vẫn có cảm giác lạnh lẽo đến rợn người….
