Đọc truyện ma- Chuyện tâm linh có thật by me! - Truyện Ma - thichdoctruyen.yn.lt
Disneyland 1972 Love the old s

Đọc truyện ma- Chuyện tâm linh có thật by me! (xem 344)

Đọc truyện ma- Chuyện tâm linh có thật by me!

gỗ thông khô làm mồi lửa thì bén mạnh nên đỡ tốn giấy nhóm. Bà Th có lẽ là người đi vào rừng đó nhiều nhất, đến tận bây giờ. Bà kể rằng đã nhiều khi bà gặp người trong rừng, không phải một người mà nhiều người đứng rải rác, to tiếng với nhau, đánh nhau, đôi khi cười nói rả rich trong rừng thông. Có một buổi lâu rồi, khi bà D vắng nhà, bà Th một mình vào rừng thông kiếm củi. Hôm đó trăng sáng, bà đi trong lúc xế chiều, gió man mát, mùi gỗ rừng thơm nừng nực bốc ra từ những thân cây thông ứa nhựa đặc quánh. Thoáng chốc đầy gùi, định bụng ra về thì có tiếng người gọi lại. Quay đầu về hướng tiếng vọng tới, thì bà thấy trên nền đen kịt hình một người, toàn thân sáng rực không thấy mặt mũi, nhìn dáng hình tựa hồ như mặc quần áo giáp. Người đó ra hiệu vẫy tay, ý bảo bà đi theo. Bà Th không sợ ma quỉ, hiếm khi nhìn thấy người nên bà rảo bước đi theo, người đó cứ đi đằng trước, lâu lâu lại ra hiệu cho bà theo. Bà cũng không ngờ rằng, nó dắt bà vào chỗ chết. Đang rảo bước thì bỗng bước hụt, cả người bà trượt xuống dưới rồi rơi thõng xuống, đầu đập vào vật gì cứng ngắt ngất lịm đi. Lúc bà tỉnh dậy thì đang nằm ở nhà, có người đi chăn trâu buổi sáng thấy bà nằm ở dưới vực liền gọi người làng ra kéo bà lên. Chân tay bà bị gãy, mặt mũi xây xát, đầu chảy máu tong tỏng. Hôm đấy ông trưởng bản đến thăm rồi nói lại với bà rằng, bọn nó là ma của Tàu, chết trong chiến tranh. Trước lúc chết bọn nó được lệnh phải sống chết với quân ta, nhưng chưa hoàn thành nên muốn trở về làm ma đất nó, thì phải có hồn người mình thế chỗ, vậy nên bà mới bị nó dẫn vào chỗ chết. Bà nói rằng bà còn gặp bọn nó nhiều lần nữa trong suốt quãng đời sau, có đứa nói cả tiếng Việt với bà, có đứa còn theo bà về tới gần bản, nhưng bà không theo, bà còn chửi lại bằng tiếng tàu… Đoạn 2: ******** Bản này xưa kia rất hay bị cọp cáo về trong đêm, toàn mò vào gầm nhà sàn để bắt gà. Nhiều con cọp to còn vồ cả trâu bò nếu cột ở ngoài. Hồi đấy có chuyện về con cọp trắng thành tinh, một lần bắt thịt được người, mùi thịt người làm nó nhớ mãi. Từ đấy nó hay rình ở đường, thấy người đi làm đồng về dắt theo trâu bò thì chỉ vồ người, không động tới trâu bò. Nó to bằng con trâu đực trưởng thành, lông vằn vện bóng mượt, tiếng gầm ào ào làm trùn chân những người nghe thấy. Cả bản họp lại đánh bẫy, cho trâu bò ra dụ ở giữa đường nhưng bất thành, sau người trong bản phải tự nguyện ra làm mồi nhử nó. Hôm đấy tầm xế chiều, người đó lững thững đi ra giữa đoạn đường vắng, ở bụi rậm gần đó trai tráng, trưởng bản phục sẵn, người cầm nỏ, người cầm thuổng, xẻng, mã tấu. Người kia đi được một đoạn, thì trong lùm cây bên kia đường lao vụt ra một cái bóng khổng lồ bằng con trâu. Con cọp lao tới nhanh đến nỗi người kia mới quay ra thì răng cọp sắc nhọn đã ngập sâu vào cổ người kia, máu trào ra òng ọc nhuốm đỏ cả bộ râu ông hùm. Tiếng cồng chiêng vang lên choang choảng, dân đổ ra từ mấy phía tới chỗ con cọp, tên bay vut vút về phía nó. Bị bao vây, nó vẫn không nhả người kia ra, mà vùng lên chạy, lôi theo cái thân người đang giẫy giẫy mất máu trên nền đất. Có người bắn trúng một phát nỏ đã tẩm sẵn thuốc độc, con cọp lao nhanh vào trong rừng mất dạng. Đám người đuổi theo tới tận tối mịt, đốt đuốc lần theo vết máu không biết của người hay của cọp thì tới một cái hang to. Bên trong đấy, con cọp đã lử ra đất, cạnh nó là đám cọp con đang xâu xé xác của người xấu số một cách ngấu nghiến. Tiện tay giết luôn mấy con cọp con để trừ hậu họa, dân bản hả hê lắm, nhắc mãi cái tích đấy rồi làm gương cho các trai tráng sau này… Hồi 2: Phần 5: Chương 1: Ông và những câu chuyện xen lẫn câu chuyện. Đoạn 1: Gia đình tôi. Miền Bắc Việt Nam những năm chiến tranh người chết vô kể, xác thịt hòa trộn với đất, với cỏ, lá cây khô. Nhưng cơn mưa rào những ngày mùa hạ chợt đến rồi chợt đi, như chiếc khăn ướt nhiệm màu, lau đi tất cả những vết nhơ của thực dân Mĩ, Pháp cùng với những màu sắc bi tráng của những người Việt đã ngã xuống để bảo về quê hương trên chính nơi chôn rau cắt rốn để lại mảnh đất quê hương Việt Nam như chưa hề có vết thương. Nhưng đâu đó còn lẩn khuất những sự cô đơn, lạnh lẽo mà chỉ có những người cao tuổi mới hiểu và cảm nhận được. Câu chuyện này em được nghe kể từ ông của tôi, một nhà văn, nhà báo quê gốc ở Thái Bình, huyện Tiền Hải. Những câu chuyện ông kể mang nhiều nét đặc tả vô cùng sinh động, với âm sắc trầm bổng, câu chữ nhấn nhả chính xác vô cùng khiến cho tôi mê mẩn mà dõi theo từng đường nét trên khuôn mặt đã 80 của ông. Ông còn tinh tường lắm, tuy thể trạng ông đã yếu nhưng về mặt trí tuệ, ông không kém cạnh với người 20 tuổi. Tháng 11 năm 2011, tôi có dịp về nước. Biết tương lai bản thân không thể ở lại cùng ông bà, tôi tranh thủ dành nhiều thời gian về thăm nhà. Quê tôi ở Quảng Ninh, nơi đất biển đẹp lắm, đẹp như tranh, như tô như vẽ, như photoshop. Nhà tôi nằm trên một quả đồi, mang tên là Đặng Bá Hát, đối diện là biển. Nói là đẹp thế, nhưng cũng phải nói thêm rằng nó là mảnh đất lắm người nhiều ma. Nhưng chuyện nơi quê nhà tôi sẽ nhắc tới sau, câu chuyện của tôi không nằm ở đó. Cái ngày tôi về nhà là lúc đã rơi vào khoảng tranh tối tranh sáng, trời se se lạnh và gió không ngừng lùa từ ngoài biển lên cũng như tràn từ trên ngọn đồi heo hút đằng sau nhà xuống. Ngõ lên căn nhà trên là một con dốc thoai thoải hơi uốn qua một khúc quanh. Khúc quanh đó từng trồng một cây thông có từ thời Pháp, ai trồng không hay, chỉ biết rằng lúc xây nhà đã thấy nó ở đấy. Nhiều khi trong nhà có tranh chấp đất đai, ông cũng chỉ đập bàn và quát to lên rằng: “ Tao có chết chúng mày cũng không được bán cái khoanh đất đấy, chứ đừng nói là cái nhà này!”. Cái cây thông đấy khiến cho thời thơ ấu của tôi trở nên an toàn, ngoại trừ người lớn trong nhà ra, còn không kể người ngoài hay trẻ con đều không dám lên nhà tôi vào buổi tuối, lúc nhá nhem đổ lên. Đến cả trộm trong làng lúc tôi còn nhỏ cũng phải ngại, chúng không dám leo vào trộm quả mít, con chó béc-giê hay bất cứ thứ gì trong sân mà người nhà quên không mang vào. Bởi mọi người biết, biết nhiều thứ về cây thông đó và họ sợ sẽ làm liên lụy cả gia đình mình. Với tôi thì cây thông đã bớt đi nỗi ám ảnh theo từng năm tháng tôi lớn lên, nó cũng nhỏ đi trong mắt tôi so với cái ngày tôi còn bập bẹ tập nói, vác cái cặp nhỏ nhỏ đi học trường mẫu giáo Hạ Long, nhưng mỗi ngước nhìn lên bầu trời đêm, cái bóng mờ mờ đen đen của cây thông vẫn còn hiện hữu trong tâm trí tôi, như một phần nào đó của kỉ niệm, của kí ức. Quay lại cái ngày tôi về, tôi hôm đó tôi có một bữa cơm ấm cúng bên bếp lửa gia đình. Mâm cơm có phần nhiều là hải sản, mà hải sản còn tươi, mọi người hầu như quy tụ đầy đủ cả chỉ trừ có bác Cả. Ông buồn lắm. Tôi nhìn thấy trong mắt ông cái nỗi buồn đấy và tôi hiểu vì sao ông buồn như vậy. Ông có 3 người con, vậy mà giờ đây chỉ có 2 người cháu là tôi và con gái bác Cả ở đó ngồi ăn cơm với ông. Cái thú vui tuổi già tưởng đơn giản vậy mà khó biết bao, bữa cơm đối với ông như thứ để sinh tồn, để qua những cái ngày cuối này mong sao nhìn thấy cháu chắt khương trưởng, sinh sôi nảy nở cho chi họ. Ăn cơm xong, tôi lên nhà đi tắ

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Vừa từ chối chồng gần gũi thì anh xòe tay ra xin: ‘Được thôi, cho tôi 200 ngàn tôi sang phòng ô sin giải quyết’

Truyện Ngôi nhà có cánh cổng cao cao

“Mẹ ơi, gà rán có ngon không?” mẹ đáp: “Không ngon” rồi kéo con đi nhưng 3 hôm vì miếng gà mà mẹ đã…

Cả thế giới này ghét bỏ em, bỏ rơi em thì anh vẫn yêu thương em!

Đúng ngày giỗ đầu vợ về nói: “Em bị chết oan”