Đọc truyện ma- Bãi Gió Cồn Trăng - Truyện Ma - thichdoctruyen.yn.lt

Đọc truyện ma- Bãi Gió Cồn Trăng (xem 1683)

Đọc truyện ma- Bãi Gió Cồn Trăng

đây nè. Mình có chiên xào, kho nấu em cách nào, em cũng vui lòng hết. Chị lột hết quần áo ông, ôm sát vào người chị rồi bất ngờ siết thiệt chặt làm ngực ông muốn vỡ vụn. Chị ta cười hăng hắc, sắc lạnh như từng gáo nước dội lên mặt, lên sống lưng ông. Ông Bang biện sững sờ nhìn chị. Trời ơi, rõ ràng là Út Thoại Huê đây mà! Quả nhiên người đờn bà the thé: – Con quỉ dâm dục, con quỉ súc sanh từng làm nhơ các thai phụ để họ phải chịu nhục nhã vì ô danh xủ tiết! Cả nhà Cai tuần Hạp đã vì mầy mà lìa quê lìa quán, đem thân cầu thực xứ người! Bọn họ đi Bạc Liêu từ hai hôm rồi, tao phải giả dạng chị vợ để răn dạy mầy! Nói tới đây, cô Út Thoại Huê thổi một làn hơi lạnh buốt lên mặt ông bang biện Hưỡn khiến ông lịm đi. Sáng hôm sau, mấy người đờn bà hái rau dại trong xóm phát giác ông Bang biện Hưỡn nằm im lìm bên mộ cô Út Thoại Huê, liền tri hô lên. Mấy lực điền xúm lại, lấy chiếu đắp lên thân thể trần truồng của ông, rồi hơ lửa cạo gió, xức dầu… Chừng nửa tiếng đồng hồ sau, ông bắt đầu thở thoi thóp. Sau khi hỏi han gốc tích, họ đưa ông Bang biện Hưỡn ra bến sông Cổ Chiên, dùng xuồng đưa ông về bến chùa Bảy Phủ và võng ông về Cầu Đào. Sau đó ông bị á khẩu, câm luôn.. Ông còn bị bán thân bất toại, nằm ngồi một chỗ. Khi mắc tiêu tiểu, ông phải lết tới cầu xí một cách khó nhọc. Bà Bang biện Hưỡn khi đi chợ Ba Xi chuộc bùa về chẳng những không vui mà còn thấy chồng bịnh hoạn như vầy thì vừa rầu vừa lo. Thầy Năm Lê Thái Sanh vừa khi diện kiến mẹ con bà, đã bảo: – Trị bịnh là chuyện nhỏ, còn trị được cái ác nghiệt hay không là một chuyện tỉ như hột muối thả xuống dông, nước sông làm sao mặn cho được! Tui coi qua sắc diện bà và hai cô đây từ ấn đường đã có vệt đen ửng ra rồi! Đây là ác quả hiện hành, ác báo phát tác. Bà và hai cô nên tụng kinh niệm Phật cho siêng, làm việc bố thí cho nhiều thì họa may mới cạy gỡ được phần nào móng vuốt của ác quả ác báo đó. Bà Bang biện dù lo dù rầu bởi lời nói của thầy Năm Lê Thái Sanh nhưng vẫn không ngưng việc bòn tro đãi trấu, hành hạ xéo xắt kẻ dưới tay mình. Hễ việc làm ăn không trôi chảy, bà kiếm chuyện đánh chửi Bửu, coi việc nuôi cậu trong nhà là nuôi kẻ đem oan nghiệt và xui xẻo ình. Một hôm, cô Tư Cẩm Lệ từ Sài gòn hớt hơ hớt hải báo tin: – Nguy rồi má ơi, sáng hôm qua con đốt nhang trang thờ bùa thì thấy gián cắn lá bùa lam nham. Làm sao đây má? Ha mẹ con ngồi lo rầu không biết gỡ rối cách nào thì tới xế chiều, cô Ba Cẩm Tú tay che dù, tay xách bóp từ Cầu Lầu qua thăm. Cô vừa khóc vừa thuật: – Hổm rày, tối tối con nghe chuột kêu chít chít ở mấy bàn thờ nên mừng thầm vì nghĩ đó là điềm hên. Ai mà dè sáng nay con ở của con chưng bông, cúng nước trên trang thờ thì thấy gói bùa bị chuột cắn nát ráo trọi rồi!

Cứ mỗi ngày cô Ba Túy Nguyệt đem cơm cho Bác vật Cảnh. Lúc đầu bà Năm Tảo sợ con mình vì tiếp xúc với kẻ phong hủi lâu ngầy chầy tháng sẽ bị lây bịnh ngặt nghèo kia, nhưng ông Năm Tảo khuyên: – Sanh lão bịnh tử đều có số mạng cả, má nó chớ lo. Con Ba nhà mình đem cơm cho ông Bác vật chớ có tiếp xúc kề cận với ổng đâu mà má nó sợ lây bịnh. Cô Ba Túy Nguyệt cũng trấn an mẹ: – Thưa má, con mang cơm nước cho ổng con chỉ đứng đàng xa nói chuyện chớ không chà lết, quết xảm lên bộ ván gõ của ổng, con cũng không uống nước, ăn bánh ổng mời thì làm sao lây bịnh được. Ăn uống xong, ổng tự tay rửa gào- mên, phơi cho ráo để bữa sau con tời lấy đem về. Vậy là ngày ba bữa, dù nắng hay mưa, cô Ba cũng đem cơm qua túp nhà lá nơi ông Bác vật Cảnh thuê. Tuy nhiên bà Năm tự nhủ để hưỡn hưỡn bà sẽ xúi ông Bác vật Cảnh thuê một đứa trẻ trong xóm lo việc đem cơm nước cho ông. Lần đầu chạm mặt ông Bác vật Cảnh, cô Ba Túy Nguyệt bàng hoàng khôn tả. Trừ làn da đỏ thén vì bịnh, đường nét trên khuôn mặt ông thiệt khôi vĩ: Mũi dọc dừa, cầm vuông, trán đứng thẳng vách thành, cặp môi đầy đặn và rõ nét.. Chèn ơi, mặt gì mà thanh tú từng nét một! Đã vậy, vóc mình ông còn cân đối. Hôm đó ông mặc quần đùi, sơ- mi màu cháo lòng có vá vài mảnh để tiện việc vun xới líp huệ bên hè và mấy khóm bông tang, bông ngọc trâm trong sân. Cả hai chào nhau. Cô gái nhỏ nhẹ thưa: – Thưa ông bác vật, ba má em sai em đem cơm qua đây. Từ rày về sau, hễ ông muốn ăn món chi xin cho em biết trước một ngày để em đi chợ mua sắm rồi nấu nướng cho ông ăn sốt dẽo. Ông Bác vật trả lời: – Để rồi đêm đêm, tôi nằm gác tay lên trán coi mình thèm ăn món chi, sẽ nói cho cô biết. Cô Ba Túy Nguyệt đặt gào- mêm xuống bàn, lôi tùng ngăn ra để bày lên mâm. Bốn ngăn, trừ một ngăn đựng đầy cơm gạo nanh chồn trắng như bông bưởi và thơm ngào ngạt, ba ngăn kia gồm món canh rau cao kỷ nấu thịt, món sườn nướng thơm điếc mũi, món lòng gà xào thuốc vừa sắc cùng hai trái xoài cát làm món tráng miệng. Bác vật Cảnh xoa tay, trầm trồ: – Cơm sốt canh nóng, chỉ ăn bằng mắt thôi tôi cũng đã biết ngon dở ra sao rồi. Ai làm bếp vậy cô? Cô Ba rụt rè: – Thường thị chị Hai em cùng em làm bếp, nhưng hôm nay chỉ theo má em đi vô ngọn rạch CÁ Trê thăm người quen nên em làm bếp mình em. Mong ông không chê món dở mà chiếu cố cho em mừng. Co rót thuốc vào chiếc tô sành, rồi bày trên chiếc dĩa sứ trái táo tàu và trái cà na tẩm đường. Xong xuôi, cô xin phép ra về. Ông Bác vật Cảnh vừa ăn cơm vừa hình dung lại nhân diện vóc dáng sô gái. Chu choa ơi, cô nầy là gái giữa chợ nửa quê mà sao có tướng sang dường ấy! Khuôn mặt trái xoan, sóng mũi giọt mật, vàng trán cao, mắt xếch thuộc loại phụng nhỡn sáng long lanh, cặp môi trái tim ửng màu san hô, hàn răng ngọc trai dều đặn trắng bóng, mái tóc óng ả như mua nhuộm huyền giồi! Đã vậy vóc mình cổ còn cao ráo, yểu điệu. Khi bước đi, tay cổ đánh đàng xa dịu nhiễu. Giọng cổ còn ấm áp lảnh lót, phát âm ráo rẻ ra người ăn học. Phải chi mình không mang bịnh nan y, mình sẽ cưới cổ, cất nhà lầu hai từng cho cổ ở mới xứng đáng cái huê dung nguyệt mạo của cô. Trưa hôm đó, cứ nghĩ tới cô Ba Túy Nguyệt, rồi nghĩ tới hoàn cảnh cay nghiệt của mình, Bác vật Cảnh thêm thao thức, không tài nào ngủ trưa được. Theo trí lan man, ông nghĩ hết chuyện nọ qua chuyện kia. Gia đình ông thanh bạch, tuy không theo đạo nào nhưng thường tu nhơn tích đức, thờ cúng ông bà. Ông thì nhiễm Tây học, tin khoa học chớ không tin một đấng tạo hóa nào. Sống trong buổi giao thời, nhận thấy nước nhà không được khai hóa mở mang nên ông tích cực tham gia vào các hội phước thiện, hội chống mù chữ, hội chống hủ tục, hội khuyến nông cùng các hoạt động nâng cao dân trí. Vậy mà từ khi vướng bịnh nghiệt nầy, ông đành bỏ dở hết mọi hoạt động, cam sống ẩn dật nơi thôn ổ tịch mịch. Bên ngoài trời xáng một trận mưa, lúc đầu tầm tã rồi sau cứ rỉ rả dai nhách. Mưa điệu nầy, làm sao ông ra ngoài sân để o bế bông kiểng và chăm bón vạt đất trồng rau cho được! Bởi đó ông đốt rề- sô nấu nước, pha ình một bình trà. Uống trà xong, ông lấy quyển Đường thi ra ngâm rồi thử dịch ra tiếng Việt. Bên ngoài, thỉnh thoảng gió lùa vào bụi tre kêu rào rào hoặc khua mấy nhánh bằng lăng, nhánh trúc bách diệp phần phật. Sau đó ông bỏ vào giường nằm gác tay lên trán, mắt lim dim. Bóng chiều xám tro kéo v

Chia sẻ để wap ngày càng phát triển bạn nhé :)
1 Chuyên mục chính
Truyện Đề Xuất
Vì mình hay vì tình?

Ca Thay Tim Định Mệnh

Mộng dục

“Được thôi, cho tôi 200 ngàn tôi sang phòng ô sin giải quyết”

Chị Quản Lý Dễ Thương