cũng cần xem mạch, xem sắc diện bịnh nhơn mới biết được phải dùng y phương nào, trị liệu nào. Còn ngôi nhà chị Bảy Lược cũng chẳn hư hao gì nhiều vì chị Bảy mới dọn về Cầu Dài chừng một năm thôi. Lát nữa tui sẽ đưa quan lớn tới viếng coi cái mặt tiền và khu đất chung quanh. Ông Huyện Khải lộ vẻ buồn: – Chẳng dấu gì bác Năm, thằng em tui là dân ăn học, có tương lai hứa hẹn vì nó đậu bằng bác vật canh nông ở bên Tây. Nay nó vướng bịnh ngặt thì kể như cuộc đời nó gãy đổ ráo trọi. Mong bác tìm tòi sách vở tham cứu cách trị liệu để cứu vớt nó. Ông Năm Tảo trầm ngâm: – Thì mình cứ hết sức mình. Trị lành bịnh hay không vẫn so sức trời. Nhưng ông bà mình cũng có khuyên đôi khi nhơn định thắng thiên mạng như thường. Cô Hai Túy Ngọc bưng trà ra. Vì khách sang tới nhà nên cô vâng lời mẹ, mặc áo dài, mang giày nhung và chọn bộ ấm chén Vương Khải trân ngoạn để đãi trà. Cô dạn dĩ, đi đứng khoan thai. Vừa tới bộ trường kỷ mà khách đang ngồi đàm đạo với cha cô, cô cất tiếng chào: – Kính chào quan lớn! Thưa bác Bang biện tới chơi. Vừa khi cô Hai đặt khay trà trên chiếc bàn dài bằng cẩm lai giữa hai chiếc trừng kỷ thì ông Huyện Khải ngó cô lom lom, mặt trắng bệch bạc. Trời ơi, có phải cô Trịnh thị Minh Ngọc hiện hồn về đó chăng? Rõ ràng đây là chiếc áo dài bằng lụa bạch Duy Xuyên mà cô Minh Ngọc thường mặc đi chợ. Chu choa ơi, đây là giọng nói, khuôn mặt, dáng đi, điệu đứng của cô Minh Ngọc không sai một nét. Cô Hai Túy Ngọc khi đó cũng nhìn lại ông. Mặt cô xanh dờn, cô lảo đảo gắng gựng dựa lưng vào thân cột gỗ căm- xe để khỏi ngã. Co ôm ngực như chết điếng. Bỗng như do một động lực vô hình xui khiến, cô thều thào: – Anh Khải! Anh Nguyễn Văn Khải đó phải không? Cũng bị sức vô hình đẩy tới, ông Huyện Khải đứng dậy bước tới cô, kêu lớn:: – Em Minh Ngọc! Có phải em hay không? Cô Hai Túy Ngọc la lớn: – Phải, em là Minh Ngọc, Trịnh thị Minh Ngọc con của thầy Cai tổng Trịnh Văn Nhung ở Tam Bình đây! Rồi cô xỉu nằm dài. Dù đang ở thời đại nam nũ thọ thọ bất thân nhưng ông Huyện Khải quên tị hiềm, đỡ cô lại bộ ngựa bằng gỗ giáng hương. Bà Năm Tảo và cô Ba Tây Nguyệt ở trong nhà túa ra xức dầu. giựt tóc mai, kêuu cô lai tỉnh. Ông Huyện Khải đứng nhìn, nước mắt như mưa. Khi hồi tỉnh, cô Hai Túy Ngọc chắp tay thưa: – Thưa bác Bang biện, thưa tía má, hôm nay vừa thấy mặt ông Huyện đây, con vụt nhớ lại tiền kiếp của con. So là kiếp trước hai đứa tụi con có tư ước với nhau, nhưng duyên nợ không thành nên con tự vận. Trước khi cầm chén thuốc phiện trộn giấm thanh đưa lên miệng, con có cầu Phật trời cho con đầu thai kiếp sau được kết duyên với người tình xưa. Cũng bởi ba má kiếp trước của con bức ngặt con phải lấy thằng chồng dại vì nó là con ông tri phủ Tam Bình nên con quẫn trí lánh nợ đời đó thôi. Nghe thuật lại mọi sự xảy ra hồi mười tám năm về trước, mọi người đều xửng sốt. Ông Huyện Khải hỏi: – Em còn nhớ hai câu thơ em viết trong bức thư tuyệt mạng gởi cho anh không? – Cô Hai Túy Ngọc có vẻ suy nghĩ: – Anh thử nhắc câu đầu, rồi em sẽ tiếp câu kế: Ông Huyện Khải đọc: – Tái sanh bướm lại gặp hoa… Cô Hai Túy Ngọc tươi cười: – Thôi em nhớ rồi! Thề xưa, hẹn cũ ai mà dám quên… Có phải vậy không anh? Ông Huyên Khải mủi lòng quá, nắm tay cô Hai Túy Ngọc và cùng khóc với cô. Trừ ông Bang biện Hưỡn ra, ai cũng giọt vắn giọt dài theo cặp tình nhơn qua suốt hai kiếp được tái hội với nhau. Ông Huyện Khải nói:: – Ai dè trong cõi minh mông, có ngày anh lại được gặp em, nhưng anh đã già rồi! Ông Năm Tảo bảo: – Thưa quan lớn, trông quan lớn chỉ cỡ 30 là cùng. Ông Huyện Khải thú thật: – Tôi đã ba mươi tám tuổi rồi! Cô Hai Túy Ngọc lau nước mắt: – Anh đừng nói vậy. Dù anh ruổi tới 60 và xấu xí như ông tiên Lý Thiết Quày trong hàng bát tiên đi nữa, em cũng nguyện nâng khăn sửa túi cho anh. Ông Năm Tảo tán thành: – Con gái tui phân rất chí lý. Xin quan lớn chớ ngại. Bà Năm Tảo tiếp lời: – Chỉ sợ quan lớn chê nhà vợ chồng tui nghèo hèn nên không cưới con gái tui thôi. Ông Huyện Khải khẳng khái bảo:: – Dù phải từ quan để được cưới con gái ông bà tôi cũng không nề hà. Xin đừng tị hiềm vè giai cấp thấp cao. Cũng tại ba cái giai cấp mà suốt mười tám năm qua tôi tốn bao nhiêu là nước mắt, còn em Ngọc phải chịu vùi dập qua hai kiếp luân hồi! Lại hỏi về tuổi tác ông bà Năm Tảo, ông Huyện vui vẻ bảo: – Vậy là ông đây lớn hơn tui 6 tuổi, bà lớn hơn 5 tuổi. Dù sao tui cũng là phận rể, xin kêu ông bà bằng tía má cho phải đạo. Bà Năm Tảo mau mắn: – Chùng nào con gái tui trở thành vợ quan lớn sẽ hay. Giờ đây, xin mời ông Bang biện và quan lớn ở lại dùng bữa cơm đạm bạc với vợ chồng tui để đánh dấu ngày tái hiệp này. Bà quay qua cô Hai Túy Ngọc: – Con ở hầu chuyện quan lớn cùng bác Bang biện và tía con, để má và em con nấu nướng cũng được. Bà cùng cô Ba Túy Nguyệt xuống bếp. Bà sai cô Ba qua nhà chị Tám Khéo mua tôm càng, còn bà bắc nước làm vịt. Ở tại trung đường, ông Huyện Khải yêu cầu ông Bang biện Hưỡn và ông Năm Tảo: – Xin các bậc tiền bối giữ kín vụ nầy. Nếu mình tiết lộ ra thì thiên hạ bu lại hỏi tới hỏi lui, lôi thôi phiền phức lắm! Mình cứ bị kẻ tò mò quấy nhiễu hoài thì làm ăn gì được! Ông Bang biện Hưỡn tán thành: – Cháu nói phải đó. Co Hai Túy Ngọc cùng ông Huyện Khải nhắc những chuyện quen thân ở Tam Bình ngày trước, nhắc về gia cảnh ông bà Cai tổng Nhung. Cô Hai tỏ ra ngậm ngùi lắm. Ông Huyện Khải hỏi: – Em muốn về thăm lại xóm cũ làng xưa không? Cô Hai Túy Ngọc bảo: – Để làm chi hả anh? Tía má kiếp trước của em đã mãn phần rồi. Về nhắc chuyện cũ, những người bà con kiếp trước chưa chắc tin, mà nếu họ tin thì chuyện sẽ đổ bể ra, gây ồn ào. Chắc họ hàng cũ chẳng ai muốn nhắc lại chuyện tự vận của em hồi kiếp trước để thiên hạ mai mỉa ông bà Cai tổng Nhung đâu! Thừa lúc ông Bang biện Hưỡn ra hè đi tiểu, ông Huyện Khải nói nhỏ với ông Năm Tảo: – Thưa ba, con không muốn cậy chú Bang biện làm mai. Để con cậy vợ chồng thầy giáo cũ của con ở Tam Bình làm mai tốt hơn vì họ biết tu nhơn tích đức. Con cũng mời hai bác con đứng vai chủ hôn cho tiện. Khi thấy ông Bang biện trở vào, ông Huyện Khải vụt xoay qua chuyện khác. Vừa lúc đó bà Năm Tảo bước ra trung đường mời khách dùng bữa. Ông Huyện yêu cầu bà Năm cùng hai cô Túy ngồi chung bàn vì đây là bữa ăn đặc biệt. Bà Năm và hai cô Túy đành chiều lòng ông. Trong bữa ăn, ông Huyện Khải nhận thấy hai cô mỗi người một vẻ. Hai chị em gợi nên cái đẹp của bông bụp và bóng lồng đèn, không bông nào trội hơn bông nào. Cả hai như chim hoàng oanh và chim bạch yến, không chim nào kém chim nào…
Cô Thiệt Nguyện buông chiếc lược sừng trâu xuống chiếc bàn hình hột xoài, bảo cô Hai Túy Ngọc: – Khuôn mặt em đúng là có hồng quang phát hiện. Em có tướng sang bẩm sinh. Trời sanh em ra để em làm mạng phụ phu nhơn đó. Cô Hai Túy Ngọc nhìn lom lom bóng mình trong kiến. Tóc cô chải bảy ba, đen bóng như huyền giồi, mặt cô ửng hồng và sáng rỡ, môi cô mọng thắm, mắt ngời ngợi sóng thu. Hôm nay cô Thiệt Nguyện dạy c