-Nhờ hòa thượng đưa hộ dâng lên đức Phật. Sư lấy làm bối rối quá. Chỉ vì ác Lai hiểu nhầm lời nói của mình. Bây giờ còn biết làm thế nào đây. Cuối cùng sư ta đành nhìn vào cặp mắt của ác Lai, gật đầu nhận lời rồi gói bộ lòng của con người đáng thương đó lại và quảy lên vai, cất bước ra đi. Sư vừa đi được mấy ngày thì khu rừng rậm chấm dứt, biển lộ ra trước mặt mênh mông bát ngát. Nước trời một vẻ trông rất vui mắt, nhưng trong bụng sư lại chẳng vui một tí nào. Món lễ vật của đức Phật đè nặng trên vai. Nếu chỉ có thế thì không có gì đáng ngại cho lắm. Khổ một nỗi là mùi thối từ bộ lòng kia xông ra khó tả. Sư đã bọc nó ba tầng bốn lớp mà mùi thối vẫn nồng nặc. Sư lẩm bẩm: "Như thế này thì các nhà quán dọc đường còn ai dám chứa mình". Qua ngày hôm sau, không thể chịu nổi nữa, sư bèn vứt bộ lòng ác Lai xuống biển. Nhà sư đi mãi rồi cũng đến Tây Trúc. Nhưng khi phủ phục trước Phật đài nói lên nỗi thắc mắc của mình vì sao chưa được đắc đạo thì bỗng nhiên trên điện cao có tiếng vọng xuống bảo chàng: "Còn thiếu một vật nữa mới thành chính quả". Sư rất đỗi kinh ngạc, cố ngước mắt nhìn lên một tí. Trên cao vòi vọi, sư thấy đức Phật ngự giữa tòa sen sáng chói, sau lưng có bóng dáng hai người tựa hồ như hai mẹ con ác Lai. Sư bỗng hiểu hết: Đức Phật đã rõ sự thiếu thành thực, thiếu tận tâm của mình rồi; còn mẹ con ác Lai nay đã thành chính quả chỉ là nhờ trong một lúc, ngộ đạo mau lẹ và chân thành. Sư nằm phục vị hồi lâu, lòng thẹn thò vô kể.
Nhà sư ta sau đó lại trở về chốn cũ để tìm lại bộ lòng. Tuy biển mênh mông sâu thẳm, nhưng sư cũng cố lặn ngụp để mong thấy lại món quà dâng Phật mà ác Lai gửi cho mình. Sư nghĩ chỉ có làm thế mới dám nhìn lại mẹ con ác Lai và hy vọng tới gần tòa sen đức Phật. Sư bơi lên lặn xuống mãi. Sau đó sư hóa làm loài cá mà người ta vẫn gọi là cá he, cũng gọi là cá nược hay có nơi gọi là cá ông sư. Vì cho đến ngày nay dòng dõi loài cá đó con nào con ấy có cái đầu trọc như đầu ông sư và vẫn làm cái việc của nhà sư, nghĩa là chúng đi hàng đàn, cứ lặn xuống nổi lên luôn không chịu nghỉ. Những người đánh cá còn nói loài cá he rất ghét những ai trêu chọc mình. Ai trêu chọc nghĩa là gợi lại chuyện cũ của tổ tiên chúng nó, chúng nó sẽ làm cho đắm thuyền rách lưới. Trái lại, ai khen ngợi reo hò thì chúng nó sẽ lặn xuống nổi lên nhiều lần cho mà xem.
-- Hết --
>> Sự tích cái chổi